Tin tức giao thông
  • Giao thông 24h
  • XE+
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Khoa học
  • Công nghệ
Khoa học
Thứ Bảy, 02/11/2019 lúc 19:30

3 điểm bất hợp lý trong kịch bản miền Nam biến mất năm 2050

‘Nghiên cứu của Climate Central sử dụng giả định triều có tần suất 100 năm/lần kết hợp nước biển dâng 2 m. Đây dự báo quá cực đoan’, TS Huỳnh Thị Lan Hương phân tích.

Trao đổi với Zing.vn , PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TNMT) cho biết Việt Nam chưa có nhận định nào về việc toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Bà Hương cho rằng nhiều yếu tố trong nghiên cứu của Climate Central (Mỹ) về nguy cơ ngập gây ra nước biển dâng tại các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt về mặt số liệu và giả định nghiên cứu.

Sự kết hợp của nhiều kịch bản cực đoan

Phân tích sâu hơn về nghiên cứu của Climate Central khi đưa ra nhận định “gần như toàn bộ diện tích miền Nam nước ta ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050”, TS Hương chỉ ra 3 điểm bất hợp lý.

Thứ nhất, nghiên cứu đã lấy số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh và áp dụng kết quả cho tất cả địa hình trên toàn cầu. Trong khi đó, sai số sẽ xảy ra ở những khu vực khác nhau về tự nhiên, mặt đệm đến lớp phủ, nhà cửa, dân cư của từng khu vực.

Do đó, dù đã áp dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số khá phù hợp khi kết hợp dữ liệu của Lidar và phân tích mô hình mạng thần kinh nhân tạo, điều này cũng không thể áp dụng cho toàn bộ các khu vực trên Trái Đất. Đây là điểm bất hợp lý lớn nhất trong nghiên cứu, không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với các vùng khác.

2 kịch bản ngập lụt cho miền Nam do Bộ TNMT cung cấp và trong nghiên cứu của Climate Central. Ảnh: Monre.gov.vn; New York Times.

Thứ hai, Climate Central đã dự báo dựa trên việc xây dựng kịch bản nước biển dâng 2 m. Kịch bản này không được ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu phê duyệt và khuyến cáo sử dụng. Bởi lẽ nước biển dâng 2 m trong vòng 80 năm nữa là điều khó xảy ra.

“Không biết căn cứ vào đâu mà các nhà nghiên cứu của Mỹ lại dựa trên kịch bản này trong khi các đơn vị chuyên môn cũng không khuyến cáo sử dụng. Hiện, các quốc gia trong đó có Việt Nam chỉ xây dựng kịch bản ngập dưới đỉnh triều do nước biển dâng đến 1 m”, TS Hương nói.

Điểm thứ 3 mà bà Hương cho rằng vô lý, đó là nghiên cứu sử dụng thêm giả định về kịch bản triều có tần suất 100 năm xuất hiện một lần kết hợp với việc nước biển dâng 2 m.

“Đây là các yếu tố dự báo quá cực đoan và khó có thể xảy ra. Trong khi triều cường có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó thì báo cáo này lại nhận định khu vực gần như ngập vĩnh viễn khi kết hợp với nước biển dâng”, TS Hương phân tích.

Dựa trên 3 điểm bất hợp lý này, bà Hương cho rằng nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa thông điệp cảnh báo, chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra nhận định khi áp dụng.

39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ ngập trong năm 2100

Cùng với việc chỉ ra các điểm bất hợp lý trong nghiên cứu của Climate Central, đại diện cơ quan chuyên môn của Bộ TNMT cũng nêu nhận định về nguy cơ ngập dưới đỉnh triều của khu vực ĐBSCL.

Theo đó, trong kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất (năm 2016) được Bộ TNMT xây dựng, nước ta có thể chịu ảnh hưởng nặng nề khi nước biển dâng 1 m. Đây là kịch bản xấu nhất mà Bộ có thể đưa ra ở thời điểm này.

“Với kịch bản này, 39% diện tích vùng ĐBSCL sẽ có nguy cơ ngập dưới đỉnh triều vào năm 2100. Đây là kịch bản khả dĩ nhất”, bà Hương cho biết.

Do đó, Phó viện trưởng Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho rằng người dân không nên quá hoang mang về nguy cơ khu vực bị xóa sổ. Mọi phân tích, đánh giá cần dựa trên số liệu Bộ TNMT cung cấp.

Miền Tây liên tục có những trận ngập lịch sử trong thời gian qua do các tác động của nước biển dâng, địa hình sụt lún và triều cường đạt đỉnh. Ảnh: Phạm Ngôn.

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng ĐBSCL đang phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, dẫn đến các tác động xấu đến địa hình. Tác động đến từ việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến suy giảm phù sa, đô thị hóa khiến nền đất ngày càng yếu.

Các trận ngập lịch sử liên tiếp ở miền Tây trong thời gian qua là sự cộng hưởng của các yếu tố về nước biển dâng, sụt lún địa hình và triều cường đạt đỉnh.

“Cộng đồng quốc tế đang có những nỗ lực để nhiệt độ Trái Đất không bị tăng quá 2 độ C. Nếu như đạt được điều này, mực nước biển sẽ không thể dâng cao đến 1 m và nguy cơ ngập lụt của các khu vực cũng không trầm trọng như dự báo”, TS Hương nhận định.

Để làm được điều này, đại diện Viện nghiên cứu thuộc Bộ TN&MT cho rằng cần có sự nỗ lực rất lớn từ phía Nhà nước, chính quyền địa phương và phía người dân. Các đơn vị cần có chính sách về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu lượng phát thải ra bầu khí quyển. Khi những yếu tố này được cải thiện và tốc độ sụt lún được giảm thiểu, các kịch bản về ngập lụt đưa ra sẽ khả quan hơn.

Đồng bằng sông Cửu Long có biến mất vào năm 2100? Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng lên 3 độ C và mực nước biển tăng khoảng 1 m. Khi đó, 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập nước.

Mỹ Hà

  • Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris: Pháp công bố thiệt hại ban đầu
  • Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris đã được tiên đoán trước?

 

Theo News.zing.vn

  • 2050
  • miền Nam biến mất
Bài xem nhiều
  • Đắk Lắk: Cách ly 5 trường hợp ngồi cùng chuyến xe với ca bệnh Covid-19

  • gia xang

    Giá xăng tăng lên mức cao nhất 8 năm

  • Gia Lai có thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2, F1 của 2 ca sáng cùng ngày

  • Đắk Lắk: Xe máy tông nhau kinh hoàng đêm 28 Tết, 2 thanh niên tử vong thương tâm

  • TP.HCM không phải vùng dịch, sao địa phương yêu cầu cách ly người từ TP.HCM về?

  • Ngôi nhà có 2 cha con cùng tử vong vì tai nạn giao thông: Cha, chị đi rồi

Bài xem nhiều
  • Wish an excellent Dating Visibility? Get Offline!

Mới cập nhật

Wish an excellent Dating Visibility? Get Offline!

For the past weeks, i am writing toward theme of one’s online dating profile. It is an issue, and also for a lot of you, oahu is the the majority of...

Dating Security for Seniors

You have a thing that those young whippersnappers never: for years and years of experience and sound judgment. But how are you able to play this for the best...

Giá xăng giảm về sát 23.000 đồng một lít

Mỗi lít xăng giảm 120 đồng, còn các mặt hàng dầu (trừ dầu mazut) cũng hạ 370-550 đồng, từ 15h hôm nay.
phan phoi oto savico

Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam dự kiến giảm lãi trăm tỷ

Sau năm lãi kỷ lục, Savico - nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam - hạ chỉ tiêu lãi năm nay hơn 150 tỷ vì dự báo nhiều khó...

Đắk Lắk: Lừa mua giúp ô tô rồi chiếm đoạt của chú vợ gần 700 triệu đồng

Khi chú vợ nhờ tìm mua ô tô và chuyển trước 680 triệu đồng, Kiệt thuê xe tự lái ở TP.HCM giao cho chú vợ đưa về Đắk Lắk...

Honda SH 2023 tại Việt Nam trang bị động cơ 160 phân khối, tăng giá bán

Xe tay ga Honda SH 2023 tại Việt Nam được hãng xe Nhật Bản nâng cấp, cập nhật trang bị, bỏ động cơ 150 để thay thế bằng...

Vì sao vỉa hè đá bền 70 năm nhưng sớm hỏng?

Thông tin tới báo chí, một lãnh đạo Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết trong quá trình triển khai thực hiện, vỉa hè nhiều tuyến...
Xe khách đậu ở bến Miền Đông mới, chiểu 5/12. Ảnh: Gia Minh

Xe ‘thương hiệu’ hết vé vì khách về Tết sớm

Còn hơn một tháng mới đến cao điểm đi lại nhưng nhiều nhà xe lớn chạy tuyến TP HCM đi các tỉnh miền Trung đã hết vé, trái...

Cục Hàng không đề xuất nghiên cứu bổ sung quy hoạch 9 sân bay mới

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, đưa vào quy hoạch 9 sân bay mới khi đủ...

Honda HR-V thế hệ mới được nâng cấp đáng kể

Thiết kế ngoại thất của mẫu crossover được lột xác so với thế hệ trước, cùng với đó là động cơ mạnh mẽ hơn.

Chính phủ sẽ trình phương án giảm thuế với xăng dầu vào ngày 14-3

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban...

Giá vàng hôm nay 12-3: Giảm sốc rồi đột ngột vọt lên

Giá vàng hôm nay biến động khó lường trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine có tín hiệu tích cực, phương Tây tăng cường các...
← Trước đó
Giá xăng tăng thêm 2.900đ, sát mốc 30.000đ/lít
Tiếp theo →
Chính phủ sẽ trình phương án giảm thuế với xăng dầu vào ngày 14-3
  • GIAOTHÔNG.ORG

Giao Thông

Giaothong.org là một website tổng hợp tin tức hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày tin tức giao thông, an toàn giao thông, thời sự, giải trí từ các trang tin điện tử Việt Nam được Giaothong.org tự động tổng hợp, phân loại theo tỉnh nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.

Trang cộng đồng

  • Facebook

Xem nhanh

  • Trạm thu phí – BOT
  • Xem giá vàng
  • Tin tức giao thông