Tin tức giao thông
  • Giao thông 24h
  • XE+
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Khoa học
  • Công nghệ
Giao thông 24h
Chủ Nhật, 27/12/2020 lúc 10:13

Báo động nạn tắc đường tại Hà Nội sẽ ngày càng phức tạp

Quy hoạch chắp vá, thiếu đồng bộ, điều chỉnh và phá vỡ quy hoạch cùng với phương tiện giao thông tăng nhanh trong khi hạ tầng không thể đáp ứng khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại Thủ đô ngày càng phức tạp.

Hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ tăng dân số

Trong thời gian qua, Bộ GTVT và Hà Nội đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng tuyến đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long, đường Vành đai 2 trên cao, dưới thấp đoạn Ngã Tư Vọng-Ngã Tư Sở, đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên-Hoàng Quốc Việt…

Diện tích đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị còn thấp, xe cá nhân gia tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông.

Tuy vậy, có một thực tế, vào khung giờ cao điểm, nhiều tuyến đường của thành phố đã rơi vào ùn tắc cục bộ, lượng phương tiện chen chân “nhích” từng mét, còi xe inh ỏi và khiến ai cũng mệt mỏi vì “chôn chân” trên đường.

Thậm chí, một số dự án của thành phố chi hàng trăm tỷ đồng mở rộng hạ tầng giao thông nhưng tình trạng ùn tắc còn diễn biến trầm trọng hơn.

Đơn cử như đường Vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Vọng-Ngã Tư Sở) sau khi thông xe lại rơi vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng tại nút giao Ngã Tư Sở trong khung giờ cao điểm. Lý do được đại diện liên ngành giao thông và công an chỉ ra là do phương tiện ôtô lưu thông thoát nhanh tuyến trên cao và dồn nhanh về nút giao tại một thời điểm, trong khi đèn tín hiệu phân bố chưa hợp lý dẫn đến ùn tắc.

Nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới ùn tắc giao thông trong thời gian qua, theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội, diện tích đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị còn thấp, mới đạt khoảng 10,07%, trong khi đó theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị cần đạt 20-26%.

Theo tính toán, TP Hà Nội hiện nay có khoảng 7,1 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, với tốc độ tăng trưởng ôtô đạt 10,2%/năm, của xe máy đạt 6,7%/năm, chưa tính khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông khiến cho nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn là điều khó tránh khỏi và dự báo sẽ ngày càng diễn biến phức tạp.

Ùn tắc tại nút giao 4 tầng trên đường Vành đai 3-Nguyễn Trãi.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 của Bộ GTVT vào sáng 24/12, nhìn nhận năng lực hạ tầng đô thị chưa theo kịp phát triển phương tiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đưa ra nhận định: “Trong vòng 5 năm nữa, với tốc độ gia tăng xe cá nhân sẽ không thể nào hạn chế được ùn tắc giao thông. Các đô thị lớn càng xây dựng hạ tầng đường sá thì càng ùn tắc bởi hấp dẫn người dân đổ về (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tăng 200.000 người). Do đó, không hạ tầng nào có thể đáp ứng nổi tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, dẫn đến ùn tắc và ô nhiễm môi trường”.

Nguyên nhân của vấn đề này được Phó Thủ tướng chỉ ra là sự thiếu đồng bộ bất cập về đầu tư và pháp luật để triển khai thực hiện bị quy định rất nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Chất lượng quy hoạch của ngành chưa được điều chỉnh cập nhật, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch còn rất lúng túng; bố trí nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng của Nhà nước còn thiếu trong khi nhu cầu đầu tư lớn.

Qua rà soát, liên ngành đã xác định được các nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông hiện nay là do quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; xung đột giao thông tại một số các nút giao thông có mật độ cao gây ùn tắc; các điểm đang tổ chức thi công công trình giao thông; một số đoạn, tuyến đường chưa được đầu tư hay chưa hoàn chỉnh dẫn đến tạo thành các nút cổ chai; xảy ra sự cố giao thông trên các tuyến đường giao thông có mật độ cao.

Giải pháp để gỡ ùn tắc giao thông “chắp vá”

Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu giảm 8-10 điểm ùn tắc. Đáng lưu ý, trong 26 điểm ùn tắc còn lại từ năm 2020, đơn vị này đặt mục tiêu xử lý nhiều điểm ùn tắc nghiêm trọng như Phùng Chí Kiên-Hoàng Quốc Việt; nút giao 361-Nguyễn Khang; điểm quay đầu Trung Văn-Tố Hữu; đường Vành đai 3 đoạn nút giao Big C; nút giao Nghiêm Xuân Yêm-Nguyền Hữu Thọ; Linh Đường-Nguyễn Hữu Thọ.

Để kéo giảm ùn tắc, Sở GTVT cũng vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội 9 nhóm giải pháp cụ thể. Đầu tiên là nhóm giải pháp khắc phục quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong đó, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện rà soát, mở rộng tối đa mặt đường, tăng khả năng thông hành, tăng diện tích dất dành cho giao thông, phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, tăng diện tích đất dành cho giao thông; xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng, thường xuyên;

Xén vỉa hè mở rộng các nút giao để tăng lưu lượng giao thông qua nút; tổ chức giao thông hợp lý, cho các phương tiện rẽ phải liên tục, cấm rẽ trái tại một số nút giao để hạn chế xung đột giao thông.

Liên ngành liên tục theo dõi để có phương án điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông hợp lý theo lưu lượng giao thông; tăng cường lực lượng phân luồng hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm tại vị trí các nút giao;

Tổng hợp thường xuyên, cung cấp thông tin cho kênh VOV giao thông về tình hình ùn tắc để người dân biết và tránh các điểm này; Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội, đường Vành đai 1, Vành đai 2 và Vành đai 4 hay Vành đai 5.

Hà Nội cũng phối hợp với Bộ GTVT đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 17-18% nhu cầu đi lại của người dân.

Điều chỉnh phá vỡ quy hoạch, 30 năm chưa xong Vành đai 3

Sau gần 10 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, các phân đoạn đầu tư của tuyến đường này vẫn “nằm trên giấy”.

Theo chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Long, nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ Thủ đô Hà Nội hiện nay xuất phát từ việc chậm trễ xây dựng hoàn chỉnh đường Vành đai 3 và tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội chưa được đầu tư.

Theo ông Long, đường Vành đai 3 Hà Nội được bắt đầu xây dựng đoạn tuyến đầu tiên từ cầu Thăng Long lên sân bay Nội Bài khoảng từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Nhưng đến 30 năm sau, vào năm 2010, tuyến đường Vành đai 3 mới xây dựng xong khoảng 57km. Trong khoảng thời gian đó, lưu lượng phương tiện tăng trưởng quá nhanh nên ùn tắc là điều khó tránh khỏi.

“Để giải quyết tình trạng lỗi nhịp của tuyến đường Vành đai 3, đặc biệt là sự quá tải trên cầu Thanh Trì và các tuyến trong nội đô, giải pháp lâu dài là chúng ta phải tức tốc làm đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội nhưng đến nay dự án này triển khai quá chậm trễ”, ông Long nhận định.

Quy hoạch chắp vá, thiếu đồng bộ, cùng với đó, quy hoạch sau đó lại điều chỉnh và phá vỡ quy hoạch, “nhồi” những cao ốc vào nhiều vị trí đất giữa thủ đô, lẽ ra phải để làm công viên, khu công cộng. Cùng với đó là “quy hoạch treo”, chậm tiến độ dẫn đến Hà Nội hiện tắc từ ngoài vành đai vào trong thành phố.

Có một thực tế mọi người đều nhìn ra, mọi con đường Hà Nội có thể “xén” vỉa hè đều đã xén cả. Nhưng với lòng đường ấy, vẫn như những nút cổ chai, những chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để đỗ xe, buôn bán mà không có giải pháp đột phá “ngay và luôn”, rồi Hà Nội sẽ chỉ còn 1 điểm ùn tắc: Ùn tắc cả thành phố!

Trình Quốc hội đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 trong năm 2021

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay, Bộ GTVT đang rốt ráo tiến hành nghiên cứu, rà soát, cập nhật số liệu để sớm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, trong năm 2021, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án sẽ hoàn thành để Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án này”.

Theo ông Nguyễn Danh Huy, đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định 1287 ngày 29/7/2011.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 98km đi qua địa phận TP Hà Nội (56,5km), Hưng Yên (20,3km) và Bắc Ninh (21,2km). Dự án có quy mô 6 làn xe, tiến độ xây dựng trước năm 2020, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư dự án được xác định từ vốn ngân sách Nhà nước, ODA, từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua.

Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, các tuyến đường vành đai được tách thành các dự án độc lập theo từng địa phương. UBND các tỉnh, thành phố lập dự án, huy động nguồn vốn để đầu tư và là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu đầu tư theo hình thức PPP.

Tuy nhiên, sau khoảng 9 năm từ khi có quyết định, tiến độ triển khai đầu tư tuyến đường này không đáp ứng yêu cầu của quy hoạch nên nhiều tuyến đường đô thị phải đảm nhận chức năng vừa là đường đô thị vừa là tuyến đường đối ngoại cho các phương tiện vận tải của các tỉnh xung quanh quá cảnh đi qua, dẫn tới ùn tắc giao thông, nhất là đường Vành đai 3 Hà Nội.

Phi Long/VOV.VN

Bài xem nhiều
  • Lời khai của tài xế gây tai nạn kéo nạn nhân đi 60 km

  • Gia Lai: Tạm giữ ông lão 76 tuổi do môi giới mại dâm

  • Chi cục trưởng Dân số Tuyên Quang túm áo, tát CSGT khi được yêu cầu đo nồng độ cồn

  • Vụ Trưởng phòng CSGT tỉnh Đồng Nai bị kiện: Người dân được quyền xem chứng cứ lỗi

  • Vợ nhạc sĩ Trần Tiến: “Đưa tin chồng tôi qua đời là một sự xúc phạm”

  • Hà Tĩnh: Phát hiện con hổ nặng 250 kg tại nhà dân

Bài xem nhiều
  • Thanh niên vượt đèn đỏ, tấn công CSGT bằng côn nhị khúc

  • Phạt Chi cục trưởng say xỉn, túm áo CSGT Tuyên Quang 38 triệu đồng

  • Thanh Hóa: Công an xã bị ‘tố’ nổ súng, đánh đập người dân

  • “Quý bà” 8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề 2,2 tỷ/ngày: Từng là giáo viên, sống tách biệt

  • Thu mua 2,5 tạ cá khoai ướp phoóc-môn từ Quảng Bình về Thanh Hóa tiêu thụ

  • Chính thức bỏ bài thi SAT II

  • Ngực to gấp 4 người lớn, nữ sinh 14 tuổi phải phẫu thuật thu nhỏ

  • 15 y bác sĩ phẫu thuật 14 tiếng cứu thiếu niên bị tai nạn giao thông

Mới cập nhật

Giá ớt tại TP Hồ Chí Minh tăng cao ‘chóng mặt’ do thiếu nguồn cung

Giá ớt hiểm tại một số chợ truyền thống của TP Hồ Chí Minh đang tăng cao 'chóng mặt', dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/kg...

Biden sa thải loạt quan chức thân cận với Trump trong ngày đầu tiên nắm quyền

Ít nhất 4 quan chức do ông Trump bổ nhiệm bị sa thải, được yêu cầu từ chức hoặc nghỉ hành chính trong ngày tại nhiệm đầu...

Ly dị không làm bạn ngã gục được

Kết thúc cuộc hôn nhân này, tôi thực sự tiếc. Nhưng là tiếc một cuộc hôn nhân chứ không tiếc một người chồng như anh.

Lý do Phó Tổng thống Mỹ chưa được hưởng đủ quyền lợi

Bà Kamala Harris đã tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ song vẫn chưa được hưởng mọi đặc quyền dành cho mình.

Bình Dương: Cá chết trong công viên Thanh Lễ được xả ra kênh Bưng Cải

Ông Trần Thanh Quang, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương khẳng định số cá chết trên kênh Bưng Cải được xả từ...

Bộ đội Biên phòng Điện Biên vượt khó khăn, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Trong những ngày vừa qua, miền Bắc đón nhiều đợt không khí lạnh tăng cường khiến thời tiết, đặc biệt ở các tỉnh miền...

Dòng sông nào nước sôi sùng sục gần 100 độ C?

Đây là dòng sông nóng nhất thế giới, nhiệt độ của nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi gần 100 độ C. Tên của...

Moscow tố Mỹ cắt điện thoại tới lãnh sự quán Nga ở New York

Phía Nga cho rằng việc mất liên lạc qua điện thoại cố định tại Tổng Lãnh sự quán Nga tại New York là 'không thể chấp nhận...

Hàng loạt thống đốc ‘bang đỏ’ phản đối kế hoạch chống COVID-19 của Tổng thống Mỹ Biden

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vấp phải sự phản đối của nhiều thống đốc 'bang đỏ', các...

Thu mua 2,5 tạ cá khoai ướp phoóc-môn từ Quảng Bình về Thanh Hóa tiêu thụ

Sau khi thu mua 2,5 tạ cá khoai từ Quảng Bình về Thanh Hóa tiêu thụ, để cá tươi ngon, Vũ Hồng Ngọc đã cho ướp phoóc-môn rồi...

Giáo viên ít ngồi ghế, học sinh đọc thông viết thạo sau một học kỳ

Sau một học kỳ triển khai chương trình phổ thông mới, nhiều giáo viên đánh giá học sinh đọc trơn và tính toán nhanh hơn. Còn...

“Quý bà” 8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề 2,2 tỷ/ngày: Từng là giáo viên, sống tách biệt

Theo đại diện tổ 5, 8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề 2,2 tỷ/ngày tại Hà Tĩnh trước đây từng là một giáo viên, ít...
  • Báo Gia Lai
  • Báo Đắk Lắk
  • Báo Lâm Đồng
  • Daklak 24h
  • Gia ca phe hom nay
  • Cà phê ngon
  • Mua cà phê sạch
  • Quán cà phê đẹp
← Trước đó
Vụ tra tấn cô gái đến sảy thai: Nhiều hành vi chưa làm rõ
Tiếp theo →
Giáo viên ít ngồi ghế, học sinh đọc thông viết thạo sau một học kỳ
  • GIAOTHÔNG.ORG

Giao Thông

Giaothong.org là một website tổng hợp tin tức hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày tin tức giao thông, an toàn giao thông, thời sự, giải trí từ các trang tin điện tử Việt Nam được Giaothong.org tự động tổng hợp, phân loại theo tỉnh nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.

Trang cộng đồng

  • Facebook

Xem nhanh

  • Trạm thu phí – BOT