Tin tức giao thông
  • Giao thông 24h
  • XE+
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Khoa học
  • Công nghệ
Sức khỏe
Thứ Năm, 07/01/2021 lúc 21:19

Bé 3 tuổi bị đột quỵ: Tại sao trẻ em cũng bị và phải phòng thế nào?

Mới đây, mọi người bàng hoàng sửng sốt khi hay tin bé trai 3 tuổi bị đột quỵ. Phụ huynh bắt đầu lo lắng và không biết tại sao trẻ em cũng bị căn bệnh mà thường chỉ gặp ở người lớn tuổi?

Đột quỵ ở trẻ em khó nhận biết hơn so với người lớn, dẫn đến chẩn đoán và điều trị trễ /// NVCC

Đột quỵ ở trẻ em khó nhận biết hơn so với người lớn, dẫn đến chẩn đoán và điều trị trễ NVCC

Tối ngày 5.1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã thông tin về trường hợp một bệnh nhi 3 tuổi đã được cứu sống sau 1 tháng nhập viện vì đột quỵ xuất huyết não.

Cụ thể, gần 1 tháng trước, bé trai 3 tuổi (ngụ Vĩnh Long) đang chơi với bạn thì đột ngột bị té xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh. Nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố được các bác sĩ (BS) khoa cấp cứu đã làm xét nghiệp và chụp Ctscan sọ não, ghi nhận bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều. Sau khi được hồi sức ổn định, bé được chụp DSA mạch máu não để tìm nguyên nhân gây đột quỵ. Và không khác những dự đoán ban đầu của BS, kết quả nguyên nhân xuất huyết não chính là bé có túi phình mạch máu não. Vốn dĩ, túi phình mạch máu não là bệnh thường gặp và là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở người già, lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, các bệnh lý túi phình mạch máu não ngày càng xuất hiện ở tuổi trẻ hơn và 3 tuổi chính là độ tuổi trẻ nhất mắc bệnh túi phình mạch máu não đã được ghi nhận.

Bé 3 tuổi bị đột quỵ: Tại sao trẻ em cũng bị và phải phòng thế nào? - ảnh 1

Bé trai 3 tuổi đã khoẻ mạnh lành lặn trở lại sau cơn đột quỵ thót tim (ảnh Bệnh viện Nhi đồng Thành phố)

Bác sĩ Huỳnh Hữu Danh, khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (một trong những bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho bệnh nhi 3 tuổi bị đột quỵ xuất huyết não) đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên xung quanh vấn đề trẻ em cũng bị đột quỵ.
Tại sao trẻ em cũng bị đột quỵ?
Thưa bác sĩ, mọi người đang vui mừng khi hay tin bé trai 3 tuổi bị đột quỵ đã được đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện cứu sống. Vậy quá trình cứu sống ngoạn mục này đã diễn ra như thế nào?

Đây là trường hợp bé 3 tuổi đột ngột tự té ngã, co giật, nhập BV tỉnh được chụp Ctscan ghi nhận có xuất huyết não và chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố. Do tình trạng nhập viện của bé rất nặng, nên bé được các BS khoa hồi sức điều trị để ổn định, khi tình trạng bé ổn thì mới tiến hành đặt stent để ngăn chặn túi phình vỡ tiếp tục.

Bé được điều trị thành công là nhờ sự nỗ lực của cả ekip bao gồm BS ngoại thần kinh, nội thần kinh, cấp cứu, hồi sức ngoại và các BS bệnh viện khác hội chẩn. Nhưng đặc biệt, yếu tố quyết định sự thành công này là nhờ vào quá trình hồi sức rất ngoạn mục của khoa hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Đây có phải là trường hợp trẻ dột quỵ đầu tiên được Bệnh viện cứu sống?

Đây không phải là trường hợp đột quỵ đầu tiên. Năm trước Bệnh viện cũng đã cứu chữa thành công 1 trường hợp đột quỵ do nhồi máu, cũng là 1 bé 3 tuổi.

Vậy 3 tuổi có phải là trường hợp đột quỵ nhỏ nhất?

3 tuổi chưa phải là nhỏ nhất. Vì  đột quỵ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, và hiện cũng gặp những trường hợp đột quỵ ở trẻ sơ sinh nhiều.

Thưa bác sĩ, vậy nguyên nhân tại sao trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ, căn bệnh mà thường chỉ gặp ở người lớn tuổi?

Trường hợp bệnh nhi 3 tuổi này nói riêng thì nguyên nhân bé bị đột quỵ là xuất huyết não do vỡ túi phình. Còn về nguyên nhân đột quỵ thì đột quỵ có 2 dạng phổ biến, là đột quỵ xuất huyết và đột quỵ nhồi máu, ở trẻ em thì đột quỵ xuất huyết dù hiếm nhưng thường gặp hơn đột quỵ nhồi máu. Và nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết ở trẻ em thường gặp là do vỡ dị dạng mạch máu não hoặc do vỡ túi phình mạch máu não, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý rối loạn đông máu.
Cách nào để phòng đột quỵ ở trẻ em?

Đột quỵ ở trẻ em có khác gì so với người lớn và mức độ nguy hiểm đến tính mạng là như thế nào, thưa bác sĩ?

Đột quỵ nguy hiểm hay không thường tùy thuộc vào mức độ nhồi máu hay xuất huyết. Một khi đã ghi nhận có đột quỵ thì được nhận định là bệnh lý rất nặng cho dù là trẻ em hay người lớn.

Đối với những trường hợp đột quỵ xuất huyết não, nếu điều trị không kịp thời, máu chèn ép vào nhu mô não gây tổn thương các trung khu thần kinh ở thân não, nguy cơ dẫn đến tụt não và tử vong. Đa phần phương pháp điều trị đột quỵ xuất huyết não ở trẻ không quá khác biệt so với người lớn, chỉ là đột quỵ ở trẻ em khó nhận biết hơn so với người lớn, dẫn đến chẩn đoán và điều trị trễ.

Bé 3 tuổi bị đột quỵ: Tại sao trẻ em cũng bị và phải phòng thế nào? - ảnh 2

Bác sĩ Danh (thứ 3 từ trái sang) cùng đội ngũ y bác sĩ đã cứu sống thành công bệnh nhi 3 tuổi bị đột quỵ NVCC

Vậy dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở trẻ em là gì, thưa bác sĩ?

Biểu hiện của đột quỵ khác nhau tùy từng ca bệnh. Có những trường hợp biểu hiện rõ ràng như méo miệng, nói đớ, liệt nửa người thì chẩn đoán sớm không khó khăn. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng như vậy, mà biểu hiện không đặc hiệu như là ói, đau đầu hoặc lơ mơ, bỏ bú.

Vậy khi phát hiện những dấu hiệu đột quỵ ở trẻ thì phụ huynh cần làm gì?

Do biểu hiện của đột quỵ không hề dễ nhận biết, nên khi trẻ có những dấu hiệu bất thường phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Và những dấu hiệu bất thường như : đột ngột yếu liệt nửa người, méo miệng, nói đớ… Những triệu chứng khác không đặc hiệu như: bé đừ, nôn ói nhiều lần, đau đầu dữ dội cũng cần đến khám sớm và tìm nguyên nhân để điều trị sớm cho bé. Cho nên lời khuyên tốt nhất vẫn là phụ huynh phải nhận biết được những dấu hiệu bất thường như vậy sớm để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị.

Đột quỵ ở trẻ khó nhận biết hơn so với người lớn. Vậy bác sĩ có lời khuyên gì cho phụ huynh về cách để phòng chống đột quỵ ở trẻ  em?

Đối với trẻ em, phòng ngừa đôt quỵ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn cả trên thế giới, Vì khác với người lớn, các bệnh nhân đột quỵ có các yếu tố nguy cơ như THA, hút thuốc lá, xơ vữa động mạch, béo phì… Thì ở trẻ em , không có các yếu tố nguy cơ này. Như đã nói ở trên, các nguyên nhân đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch máu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ . Chính vì vậy, rất khó phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em.

Bên cạnh đó, rất khó phòng ngừa bệnh đột quỵ ở trẻ em, vì những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở trẻ em chúng ta không thể cải thiện được như người lớn. Ví dụ ở người lớn thì việc thay đổi lối sống, tập thể dục và kiểm soát tốt huyết áp… là những phương pháp giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn. Trong khi ở trẻ em, những nguyên nhân như dị dạng mạch máu não bẩm sinh, túi phình mạch máu não,  chúng ta không thể “thay đổi lối sống” mà cải thiện được. Những yếu tố liên quan đến các nguyên nhân thường do di truyền, khó phòng ngừa và hiện tại trên y văn cũng không ghi nhận cách phòng ngừa từ bụng mẹ.

Cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ ý nghĩa xoay quanh căn bệnh đột quỵ ở trẻ em!

  • Đình chỉ thêm 2 cán bộ y tế vì để “lọt” ca bệnh Covid-19 khỏi khu cách ly

Theo Báo Thanh Niên

  • Bé 3 tuổi bị đột quỵ
  • Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
  • đột quỵ xuất huyết não
  • TP.HCM
Bài xem nhiều
  • Người phụ nữ ‘thả rông’ tiết lộ gây sốc: Những bức ảnh đều do chồng chụp

  • ‘Thánh chửi’ Dương Minh Tuyền bị bắn vì… chửi nhau trên mạng với ‘kình địch’?

  • “Phượt thủ” lập kỷ lục chưa từng có tại “Ai là triệu phú” là ai?

  • Quốc hội Mỹ xác nhận ông Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ

  • NÓNG: Máy bay Boeing 737 chở 50 người mất liên lạc khi vừa cất cánh ở Jakarta

  • Tìm thấy thi thể đại úy CSGT mất tích trên sông

Bài xem nhiều
  • Người phụ nữ ‘thả rông’ tiết lộ gây sốc: Những bức ảnh đều do chồng chụp

  • NÓNG: Máy bay Boeing 737 chở 50 người mất liên lạc khi vừa cất cánh ở Jakarta

  • Bị tố chặn chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc COVID-19, Trung Quốc nói gì?

  • Tổng thống Trump phản ứng sau khi bị khóa tài khoản Twitter vĩnh viễn

  • Indonesia: Đã tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay bị mất tích bí ẩn

  • Vay 32 tỷ trả 188 tỷ vẫn nợ 18 tỷ: Đường cùng vì một lần vay nóng

  • Ôm cô dâu khóc như mưa, cô gái khiến dân mạng bật cười vì lý do hết sức đặc biệt

  • Về quê chị dâu tương lai chơi, không ngờ lại phát hiện sự thật đáng sợ mà chị ấy đã lừa dối anh tôi

Mới cập nhật

Từ vụ học sinh đuối nước trong KDL Đại Nam: Lo gặp nạn khi đi ngoại khóa

Trước những tai nạn liên quan đến hoạt động ngoại khóa, nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại trong khi trách nhiệm các bên liên...

Huy động gần 200 lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại xưởng may giày

Gần 200 cán bộ chiến sỹ đã nhanh chóng tới hiện trường, triển khai phương án ngăn cháy lan và nỗ lực dập tắt đám cháy...

Xót xa hình ảnh chó mẹ cho đàn con bú trước khi bị đưa vào lò mổ

Khuôn mặt con chó mẹ rầu rĩ, ánh mắt buồn bã, đôi tai cụp xuống khi cho đàn con bú những giọt sữa cuối cùng, chắc hẳn nó...

Gỡ vướng cho xe buýt điện, buýt mini

Nhiều sở, ngành và chuyên gia khẳng định để kéo khách về với xe buýt, ngoài ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành...

Đến Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Mới đây, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) vừa công bố 3 hang động lớn nhất thế giới, trong đó có hang Sơn Đoòng, và...

Gia đình là… yêu nhau lắm, cắn nhau đau?

Đó là một câu chuyện của thời gian dịch bệnh Covid - 19! Ấy là suốt 3 tháng chúng tôi bị hạn chế ra đường, giảm thiểu...

Moto Guzzi V9 Roamer và V9 Bobber 2021 – hai mẫu mô tô đầu tiên được cập nhật

Moto Guzzi V9 Roamer 2021 và V9 Bobber là một trong những mẫu mô tô đầu tiên được cập nhật trong 2021. Hai chiếc xe đi kèm với...

Giúp đoàn viên vượt khó mùa dịch

LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM chiều 15-1 đã tổng kết hoạt động năm 2020.

Thái Lan sẽ thu phí du lịch đối với du khách nước ngoài

Ủy ban Chính sách Du lịch Quốc gia của Thái Lan đã phê duyệt những hướng dẫn về việc thu phí du lịch đối với du khách...

Thêm sức mạnh cho niềm tin

Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách 34 trường đại học được khen thưởng vì có bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế...

Khi vợ chồng xung đột, đàn ông thông minh sẽ im lặng và bỏ đi còn đàn ông tốt lại làm điều này, chồng bạn thuộc tuýp nào?

Vậy nên, phụ nữ không cần người đàn ông thông minh, họ cần người chồng tốt.

Cướp biển gia tăng hoạt động tại các vùng biển châu Á

Trong năm 2020, số các vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở các vùng biển châu Á đã tăng 17% so với năm 2019, nhiều nhất là...
  • Báo Gia Lai
  • Báo Đắk Lắk
  • Báo Lâm Đồng
  • Daklak 24h
  • Gia ca phe hom nay
  • Cà phê ngon
  • Mua cà phê sạch
  • Quán cà phê đẹp
← Trước đó
Ba Lan chỉ trích Đức về kế hoạch thành lập quỹ hỗ trợ xây dựng Nord Stream 2
Tiếp theo →
Khi vợ chồng xung đột, đàn ông thông minh sẽ im lặng và bỏ đi còn đàn ông tốt lại làm điều này, chồng bạn thuộc tuýp nào?
  • GIAOTHÔNG.ORG

Giao Thông

Giaothong.org là một website tổng hợp tin tức hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày tin tức giao thông, an toàn giao thông, thời sự, giải trí từ các trang tin điện tử Việt Nam được Giaothong.org tự động tổng hợp, phân loại theo tỉnh nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.

Trang cộng đồng

  • Facebook

Xem nhanh

  • Trạm thu phí – BOT